Một số điều cần biết về bệnh u nang ống mật chủ ở trẻ em

U nang ống mật chủ ở trẻ em là gì?

U nang ống mật chủ là tình trạng dãn bẩm sinh của đường mật ,ống mật chủ.U nang ống mật chủ là một bệnh ngoại khoa thường gặp ở trẻ em.

Đường mật bình thường (A), đường mật dãn thành nang (B)

Các dấu hiệu lâm sàng nhận biết bệnh bao gồm:
– Ở trẻ mới sinh và trẻ nhỏ bệnh thường được biểu hiện bằng vàng da hay khối u bụng và biểu hiện đau bụng thì ít gặp hơn.
– Ở trẻ lớn biểu hiện hay gặp là nhiều lần đau bụng, đôi khi có thể kèm theo sốt, vàng mắt, vàng da (nhiễm trùng đường mật).
– Ngày nay với sự phát triển của siêu âm trước sinh, một số trường hợp u nang ống mật chủ có thể được phát hiện trước sinh.
Các xét nghiêm cận lâm sàng thường phải làm?
– Siêu âm là xét nghiệm thường quy nhằm đánh giá hình thái của ống mật chủ và hệ thống đường mật.

– Chụp CT scaner ổ bụng có thuốc cảm quang phát hiện được khối u nang và typ bệnh
– Chụp cộng hưởng từ: là kĩ thuật hiện đại cho phép đánh giá chính xác hình ảnh của hệ thống đường mật đặc biệt là kênh chung của đoạn cuối ống mậtvà ống tụy.
– Các xét nghiệm máu khác để đánh giá chức năng gan.

Một số biến chứng của bệnh thường gặp?
– Nhiễm trùng đường mật do mật bị ứ đọng trong nang
– Xơ gan do nhiễm trùng đường mật tái phát và ứ mật
– Nang bị vỡ, mật tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc
– Viêm tụy cấp
– Chảy máu đường mật do thành đường mật bị viêm loét.
– Ung thư đường mật
Phương pháp điều trị là gi?
– Đối với các trường hợp được chẩn đoán trước sinh không có vàng da vàng mắt có thể mổ lúc trẻ khoảng 3 tháng tuổi. Nếu kèm theo vàng mắt, vàng da mổ sớm hơn lúc 1-2 tháng tuổi
– Đối với các trường hợp khác mổ sớm sau khi được phát hiện

– Trong trường hợp trẻ nhập viện khi có các triệu chứng và biến chứng cần được điều trị nội khoa ổn định trước khi được phẫu thuật. Điều trị nội khoa gồm: điều trị kháng sinh trong nhiễm trùng đường mật

– Nguyên tắc của phẫu thuật là cắt bỏ toàn bộ ống mật chủ và túi mật sau đó tái lập lại lưu thông của mật từ gan xuống đường tiêu hóa bằng ống gan còn lại với ruột non .

Nang ống mật chủ trước phẫu thuật (A) và sau phẫu thuật (B)

 -Trước đây phẫu thuật được tiến hành bằng mổ mở (mổ phanh) nhưng do có nhiều hạn chế như: cắt nhiều cơ, đau, hồi phục chậm, sẹo mổ xấu nên ngày nay phương pháp nội soi được áp dụng cho tất cả các trường hợp.

– Ưu điểm của phẫu thật nội soi là: ít đau, hồi phục nhanh, không để lại sẹo sau mổ…

Một số biến chứng sau phẫu thuật có thể xảy ra?
Đây là phẫu thuật khó khăn, phức tạp. Các biến chứng có thể gặp là:
– Chảy máu trong mổ do làm rách các mạch máu đi vào gan
– Cắt phải ống tụy
– Chảy máu sau mổ
– Rò tụy, rò mật sau mổ
– Hẹp miệng nối
– Nhiễm trùng đường mật
Chăm sóc và theo dõi sau mổ?

– Sau mổ trẻ có thể phải nhịn ăn và nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch trong 2-3 ngày đầu, sau đó chuyển sang ăn uống bằng đường miệng.
– Thời gian nằm viện sau mổ từ 5-7 ngày.

– Trong trường hợp bị rò mật hay rò mật trẻ có thể phải đặt thêm dẫn lưu vào ổ bụng, thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn 2-3 tuần. Tỉ lệ rò mật, tuỵ trong mổ nội soi khoảng 0,5%.

* Lưu ý:

– Cần khám lại sau ra viện 1 tháng, 6 tháng, 1 năm.

– Khám lại ngay khi trẻ nôn, đau bụng, vàng da, tiêu phân bạc màu, sốt./

Bác sĩ CKI: Đinh Văn Duy

Khoa Ngoại nhi bệnh viện Sản Nhi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *