BẢNG TỔNG HỢP TỰ CHẤM ĐIỂM Bộ Tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
I.THÔNG TIN BỆNH VIỆN:
a, Tên bệnh viện: Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình
b, Tuyến: Bệnh viện tuyến Tỉnh
c, Hạng: Bệnh viện hạng II.
II. KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ ƯU ĐIỂM
– Bệnh viện coi công tác phòng, chống dịch Covid-19 là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay và đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo Bệnh viện hoạt động an toàn, giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện song song với việc duy trì công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.
– Bệnh viện đã nhanh chóng, kịp thời thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Ban chỉ đạo có đầy đủ các thành phần gồm: Ban Giám đốc, lãnh đạo các khoa/ phòng. Ban chỉ đạo cũng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ giúp việc từ đó triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch tại Bệnh viện.
– Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch, kịch bản ứng phó với các tình huống dịch xảy ra trong Bệnh viện, có dự trù mua sắm trang thiết bị, vật tư phòng chống dịch theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng đã chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly cho NVYT trong tình huống có dịch xảy ra và đã tổ chức được diễn tập các tình huống phòng chống dịch cho nhân viên.
– Bệnh viện đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, tập huấn các quy trình phòng, chống dịch bệnh, quy trình KSNK, liên tục cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 cho toàn bộ cán bộ, nhân viên của Bệnh viện và nhân viên dịch vụ thuê ngoài.
– Bệnh viện đã tích cực truyền thông cho người bệnh, người nhà người bệnh tuân thủ đeo khẩu trang trong khuôn viên Bệnh viện. Kết quả đạt được: 100% NVYT, trên 90% NB và NNNB tuân thủ đeo khẩu trang.
– Ngay từ những ngày đầu của dịch, Bệnh viện đã tổ chức tiến hành sàng lọc, phân luồng NB theo hướng dẫn của Công văn 1385/CV-BCĐQG ngày 19 tháng 3 năm 2020. Bố trí bàn phân loại ngay từ cổng vào với lực lượng nòng cốt là đoàn viên thanh niên của Bệnh viện. NB có nguy cơ được bố trí lối đi riêng nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
– Bệnh viện bố trí khu điều trị cách ly tách biệt hẳn với khu điều trị nội trú, không sử dụng hệ thống điều hoa trung tâm, tăng cường thông khí tự nhiên.
– Bệnh viện đặc biệt chú trọng công tác KSNK: Đảm bảo đầy đủ phương tiện phòng hộ cho các nhân viên trực tiếp tham gia sàng lọc, phân luồng và điều trị bệnh nhân nghi nhiễm; Cung cấp tương đối đầy đủ phương tiện vệ sinh tay; Tăng cường giám sát bằng nhiều hình thức việc thực hành vệ sinh tay, phòng hộ cá nhân. Kết quả đa số NVYT có ý thức tự giác trong việc tuân thủ các quy trình KSNK.
– Tại khu vực nhà thuốc triển khai được tủ cực tím khử khuẩn tiền mặt nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm.
TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ NHƯỢC ĐIỂM, HẠN CHẾ
– Bệnh viện đã dự trù mua sắm trang thiết bị, vật tư phòng chống dịch tuy nhiên cơ số dự trữ còn chưa đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
– Bệnh viện đã ban hành Quy định thực hiện mang khẩu trang tuy nhiên mức độ tuân thủ đeo khẩu trang của người bệnh khi đến khám bệnh không đạt 100% do đặc thù có người bệnh là trẻ nhỏ nên khó tuân thủ tuyệt đối.
– Bệnh viện chưa áp dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động đăng kí khám chữa bệnh, cụ thể: chưa có bộ phận đặt lịch hẹn khám bằng điện thoại và đặt lịch khám qua mạng.
– Căng tin Bệnh viện đã triển khai các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm tuy nhiên còn thiếu vách ngăn giữa các bàn ăn.
– Bệnh viện bố trí đảm bảo không có tình trạng bệnh nhân nằm ghép nhưng chưa đảm bảo được khoảng cách giữa các giường bệnh ít nhất 2m theo mức độ dịch tăng.
– Đối với các trường hợp bệnh đường hô hấp do đặc thù bệnh viện điều trị bệnh nhi nên không đủ nhân lực để thực hiện chăm sóc toàn diện cho người bệnh tại khoa cấp cứu, khoa hô hấp.
– Bệnh viện chưa xây dựng kế hoạch và thành lập được bộ phận/ đơn vị khám, chữa bệnh từ xa.
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
– Trong thời gian sớm nhất, Bệnh viện lập dự trù mua sắm trang thiết bị, vật tư đủ cơ số dự trữ theo quy định. Đồng thời tổ chức các lớp diễn tập các tình huống có thể xảy ra trong quá trình phòng chống dịch.
– Triển khai đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh như: Đăng ký khám bệnh qua mạng và điện thoại, triển khai các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt… góp phần hạn chế nguồn lây trung gian và điều phối được lưu lượng người bệnh tới khám.