Nhận biết và cách xử lý một số bệnh lý về da ở trẻ em

Các bệnh lý về da ở trẻ sơ sinh rất phổ biến, do da trẻ sơ sinh cấu tạo mỏng nên rất dễ bị tổn thương từ ngoài vào, tuy nhiên nếu bà mẹ xử trí không đúng cách có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn nặng hay nhiễm khuẩn huyết.

Vì thế bài viết này xin đưa ra một số hiện tượng sinh lý cũng như bệnh lý về da ở trẻ sơ sinh cũng như cách xử trí sao cho phù hợp.

MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG SINH LÝ VỀ DA

* Chất gây Vernix

Chất gây là lớp chất mịn màu trắng che phủ hầu hết cơ thể trẻ sau khi trẻ đẻ ra, lớp chất nhầy này thường có ở trẻ sơ sinh đủ tháng, hiếm khi có ở trẻ sơ sinh non tháng hay sơ sinh già tháng. Lớp chất gây này có tác dụng làm việc sinh qua đường âm đạo dễ dàng hơn, ngăn mất nước qua da, duy trì nhiệt độ cơ thể, bảo vệ độ mềm mại cảu da, giữ da sạch, lành vết thương tốt và có tác dụng chống vi khuẩn.

Lớp chất gây này sẽ tự hết dần sau một vài ngày vì thế việc cố loại bỏ chất gây này ngay những giờ đầu của trẻ là không nên, có thể làm tăng nguy cơ tổn thương da nếu việc lau chùi là quá thô bạo.

*Biến động sinh dục và chất nhầy âm đạo

Biến động sinh dục là hiện tượng do một phần hormone mẹ truyền sang con gây một số thay đổi tại cơ quan sinh dục, tại vú: 2 vú hơi to hơn so với bình thường, một số trường hợp tiết một ít dịch đục như sữa, ở trẻ nữ cơ quan sinh dục có thể tiết nhầy hay ra 1 vài giọt máu.

Hiện tượng này tương đối lành tính và tự khỏi sau 1 vài ngày không cần can thiệp gì. Nghiêm cấm mọi hành động chích nặn đầu vú vì có thể làm tăng nguy

cơ nhiễm trùng cho trẻ.

 

 

 

 

 

 

 

 

*Bong da từng vùng

Một số trẻ có hiện tượng tróc da mịn ở một số vùng cơ thể như lòng bàn tay, bàn châ, lớp da ở dưới chỗ tróc hoàn toàn mềm mịn, không viêm không chảy dịch, thường xuất hiện từ ngày thứ 2 và giảm sau một vài ngày.

Cần lưu ý phân biệt hiện tượng này với một số bệnh lý về da của trẻ như viêm da, bong da do giang mai, hội chứng 4S. đối với bong da từng vùng lành tính, nền da ở dưới hoàn toàn bình thường, trẻ không có dấu hiệu nào đi kèm.

 

 

 

 

 

MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG DA BỆNH LÝ

*Mụn phỏng nốt mủ   

Hay gặp 1 – 2 tuần sau đẻ, nguyên nhân do vệ sinh kém, không cho trẻ tắm rửa hàng ngày.

Tổn thương thường gặp ở trán, gáy, cổ, bẹn, lúc đầu là những mụn nhỏ như đầu đinh ghim,sau to dần, lúc đầu dịch trong sau có thể bị bội nhiễm thêm vào hóa dịch đục, sau 2 – 3 ngày khô dần để lại vẩy trắng nếu không điều trị kịp thời sẽ lan rộng và bội nhiễm thêm

Cách điều trị: tắm rửa hàng ngày bằng xà phòng có độ kiềm thấp, bôi xanh metylen vào mụn mủ.

*Mụn phỏng dễ lây lan

Thường do liên cầu gây nên, mụn số lượng nhiều, kích thước  to nhỏ không đều ở trán, gáy lung, dịch trong nếu bội nhiễm thì hóa đục, mụn nước vỡ ra đến đâu thì mụn lan đến đấy.

Cách điều trị : với trường hợp tổn thương < 10 mụn mủ, hoặc dưới 1/2 cơ thể và chưa có dấu hiệu nhiễm trùng: tắm rửa hàng ngày bằng xa phòng có độ kiếm thấp, bôi xanh metylen vào mụn ,

Với trường hợp tổn thương > 10 mụn mủ, hoặc trên 1/2 cơ thể hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng thì nhập viện điều trị.

*Tưa lưỡi

Là tổn thương niêm mạc miệng do nấm Candida albican gây nên, nấm giai đoạn đầu màu trắng ngà, sau nếu không được vệ sinh và chăm sóc tốt nầm có thể bám sâu vào niêm mạc miệng, chuyển màu vàng bẩn, lan xuống vùng hầu họng, lợi, khẩu cái làm trẻ 

ăn bú kém, hay quấy khóc, trường hợp trẻ nuốt nấm vào có thể gây rối loạn tiêu hóa. Điều trị: Nystatin pha nước ấm để nguội, đánh tưa lưỡi hàng ngày cho đến khi sạch hết tưa lưỡi.

 

*Nhiễm khuẩn rốn

Nhiễm khuẩn rốn là tình trạng viêm tổ chức rốn và tổ chức xung quanh rốn, đây là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh,

Với mức độ nhẹ viêm rốn chỉ cần vệ sinh và chăm sóc rốn, với trường hợp nhiễm khuẩn rốn nặng có thể gây tình trạng nhiễm trùng toàn thân, thậm chí nhiễm khuẩn  huyết.

Tùy vào mức độ từ nhẹ đến nặng mà nhiễm khuẩn rốn chia thành các loại khác nhau:

Viêm rốn: là tình trạng viêm tổ chức rốn và da xung quanh rốn, biểu hiện rốn viêm tấy, chảy dịch , chậm rụng, toàn trạng vẫn bình thường. Điều trị: căt rốn bằng dụng cụ sạch, vệ sinh rốn bằng Betadin 1 % – 2% ngày 1 đến 2 lần. Cách phòng bệnh: giữ rốn sạch và khô, không băng kín hay rắc bất kì thuốc gì vào rốn, đặc biệt là rốn đang viêm.

Viêm mạch máu rốn: là tình trạng tổ chức rốn, và mạch máu quanh rốn, bao gồm viêm động mạch rốn và viêm tĩnh mạch rốn, ngoài biểu hiện viêm tại rốn như rốn chậm rụng, chảy dịch, hôi bẩn , viêm mạch máu rốn còn biểu hiện các triệu chứng toàn thân như trẻ quấy khóc, sốt, chướng bụng kèm theo tình trạng viêm tổ chức quanh rốn: da quanh rốn viêm tấy, nổi tuần hoàn bàng hệ trên rốn( viêm tĩnh mạch rốn), gan lách to, vuốt từ dưới rốn có mủ chảy ra( viêm động mạch rốn). Điều trị : vệ sinh tại chỗ, cắt lọc tổ chức hoại tử, rửa oxy già, kháng sinh toàn thân.

Hoại tử rốn là tình trạng rốn viêm nặng và hoại tử do vi khuẩn kị khí, thường cỏ biểu hiện toàn thân nặng nề, trẻ sốt, bỏ bú, chướng bụng, có thể kèm theo viêm phúc mạc, tại chỗ rốn viêm hoại tử, mủn nát, thâm tím và chảy máu có khi tình trạng hoại thư cả vùng xung quanh rốn. Điều trị như điều trị nhiễm khuẩn huyết, tại chỗ: rạch rộng, cắt lọc tổ chức hoại tử, để hở kết hợp với kháng sinh toàn thân kết hợp.

Bệnh viện Sản – Nhi Tỉnh Ninh Bình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *