Vai trò dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu tiên của trẻ

Dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu tiên là nền tảng cho một cuộc sống khỏe mạnh.

– 1000 ngày đầu tiên bao gồm 270 ngày thai kì và 2 năm đầu đời: Dinh dưỡng trong thai kỳ ảnh hưởng đến trẻ suốt cuộc đời vì vậy chế độ dinh dưỡng của mẹ ngay từ khi thụ thai và trong suốt thai kỳ có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ sau này, cần phải cung cấp đầy đủ cac dưỡng chất sau:

+ Acid folic: Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi.

+ Sắt: Giúp giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ.

+ Canxi: Giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

+ Ngoài ra, protiotic cũng rất quan trọng trong thai kỳ giúp giảm dị ứng (chàm, hen…), phòng ngừa viêm ruột hoại tử, giảm sinh non, tăng cường miễn dịch.

– Để bé được nuôi dưỡng tốt ngay khi chào đời chúng ta cần phải lưu ý những vấn đề sau:

+ Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì thế các chuyên gia khuyên nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú càng lâu càng tốt. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bé trong 6 tháng đầu, thúc đẩy và kích thích sự phát triển cơ thể cùng bộ não. Ngoài ra, sữa mẹ còn phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn nhất là tiêu chảy nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn hô hấp bởi vì sữa mẹ có chứa vi khuẩn có lợi.

+ Nếu bé không đủ sữa mẹ cần lựa chọn một loại sữa thay thế phù hợp, gần giống sữa mẹ có đạm tối ưu (hàm lượng thấp, chất lượng cao).

– Sữa bò tươi hoặc sữa công thức chưa điều chỉnh không phù hợp để nuôi trẻ nhũ nhi vì:

+ Chất đạm trong sữa bò gấp 3 lần trong sữa mẹ.

+ Các axit amin thiết yếu không cân bằng.

+ Không có đủ hàm lượng sắt cần thiết.

– Nên bổ sung hàm lượng dinh dưỡng có:

+ Probiotic (Lactobaccilus, bifidobacteria).

+ Các yếu tố có tác dụng Bifidogenic.

+ Đạm tối ưu potipro.

+ Đầy đủ vitamin và khoảng chất.

* Sữa mẹ với đạm tối ưu giúp trẻ phát triển toàn diện, vì vậy nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, không cần cho ăn uống bất cứ thức ăn đồ uống nào khác kể cả nước trắng, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc.

– Sữa non là rất quan trọng được tiết ra từ vài ngày đầu sau sinh, sánh, nhiều chất dinh dưỡng và nhiều kháng thể. Tế bào bạch cầu, protein kháng khuẩn hơn sữa chuyển tiếp có tác dụng sổ nhẹ giúp tống phân ra.

– Sữa chuyển tiếp bao gồm sữa đầu và sữa cuối. Sữa đầu được sản xuất vào đầu bữa bú, cung cấp nhiều protein, lactose và các chất dinh dưỡng khác. Sữa cuối màu trắng hơn được sản xuất vào cuối bữa bú chứa nhiều chất béo và cung cấp nhiều năng lượng.

  Vì vậy, cho trẻ bú càng sớm càng tốt để trẻ nhận được sữa non và kích thích bài tiết sớm, tránh cương tức sữa cho mẹ. Bú theo nhu cầu của trẻ, bú kiệt một bên vú mới chuyển sang bên kia để trẻ nhận được sữa cuối.

* Bú đúng cách:

– Tư thế bú đúng cách: Đầu và thân trẻ nằm trên 1 đường thẳng, trẻ được bế sát vào lòng mẹ. Đầu trẻ đối diện với vú mẹ, mẹ đỡ toàn thân trẻ.

– Ngậm bắt vú đúng: Miệng trẻ mở rộng, môi dưới đưa ra ngoài, trẻ ngậm quầng vú ở phía trên miệng, cằm trẻ tì vào vú mẹ.

– Cảm nhận: Trẻ mút chậm và sâu, trẻ được dễ chịu và thích thú, có thể nge thấy tiếng trẻ nuốt, mẹ không bị đau đầu vú. Để biết trẻ đã bú đủ với biểu hiện: trẻ đi tiểu nhiều, tăng cân tốt, tự nhả vú và ngủ ngon giấc.

+ Nếu ăn đạm quá sớm trẻ sẽ không nhận đủ các chất dinh dưỡng dẫn đến chậm lớn và ngững tăng cân có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và thiếu các vi chất.

+ Thức ăn bổ sung cần giàu dinh dưỡng, đủ về lượng bổ sung cho sữa mẹ.

+ Làm thế nào để trẻ kích thích với bữa ăn?

  • Ăn đúng độ tuổi chế biên sthuwcs ăn phù hợp với tuổi và bộ răng.
  • Tô màu bát bột, chén muỗng nhiều màu sắc, hình thù ngộ nghĩnh.
  • Thay đổi đa dạng thực phẩm, gia vị, nêm nếm vị hơi nhạt.
  • Tạo không khí bữa ăn vui vẻ, tránh căng thẳng, cáu gắt, dọa nạt, đánh đập…
  • Không ăn vặt trươc bữa ăn 2 giờ.

+ Tập ăn thức ăn bổ sung theo nguyên tắc: Ăn từ ít đến nhiều, từ mịn đến thô, từ loãng đến đặc sệt và từ 1 nhóm đến nhiều nhóm thực phẩm.

+ Thức ăn bổ sung cần phải sạch và an toàn.

+ Số bữa ăn bổ sung:

  • Trẻ 6 tháng: 1 bữa bột 5%.
  • Trẻ từ 7 – 8 tháng: 2 bữa bột 10% (200ml/bữa).
  • Trẻ từ 9 – 12 tháng: 3 bữa bột 10%.
  • Trẻ từ 12 – 24 tháng: 3 bữa cháo đặc (250ml/bữa).
  • Ngoài bữa ăn bổ sung trẻ tiếp tục bú mẹ.
  • Nếu trẻ không bú mẹ cần ăn thêm 2 bữa phụ.

Trẻ trên 2 tuổi: ăn cơm cùng gia đình (1 bát/bữa) + 2 bữa phụ.

Bác sĩ: Ngô Thị Thúy – khoa khám bệnh BVSN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *