Những điều cần biết về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM TAI GIỮA

Viêm tai giữa( VTG)  cấp có tên gọi quốc tế là Acute Otilis Media  bệnh phổ biến ở tuổi nhỏ, tỉ lệ mắc cao từ 6 tháng đến 3 tuổi hiếm hơn ở trẻ lớn và người lớn.

Các triệu chứng ở viêm tai giữa cấp

– Các triệu chứng ở đường hô hấp trên:

+ Tai giữa nối thông với mũi họng qua vòi nhĩ  Eutachi, lót trong lòng tai giữa là lớp niêm mạc đường hô hấp bài tiết dịch nhầy sinh lý, màng này nối liền với màng niêm mạc vòi nhĩ, khoang họng và mũi xoang. Vì lý do này VTG được ví là một bệnh trong nhóm các bệnh  nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. VTG thường xảy ra đồng thời với viêm đường hô hấp trên cấp hoặc hậu quả của một viêm mạn tính.

+ Ngoài ra, VTG còn là hậu quả gây nên bởi bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, dịch viêm từ thực quản có thể tràn lên vòm mũi họng qua vòi nhĩ để vào tai giữa.

+ VTG luôn đến sau một bệnh cảnh viêm mũi họng, vi khuẩn dịch viêm qua vòi nhĩ  gây viêm tắc vòi nhĩ, rồi từ đây gây VTG cấp.

+ Triệu chứng bệnh toàn thân:

Trẻ sốt cao 38-40 độ C, mệt mỏi, có triệu chứng chảy nước mũi, đau họng, ho.

Triệu chứng đau tai nổi bật trong bệnh cảnh VTG

Trẻ lớn sẽ biết kêu đau trong tai, nuốt đau lên tai, ù tai, nghe kém.

Trẻ nhỏ sẽ quấy khóc, có thể hay đưa tay lên vành tai, ngủ không yên vì đau.

+ Các triệu chứng tại màng tai

Soi màng nhĩ ở giai đoạn sớm cửa VTG sẽ thấy màng nhĩ căng, xung huyết hoặc đỏ rực. Muộn hơn sẽ thấy màng nhĩ căng phồng hoặc đỏ sẫm. Muộn  hơn nữa màng nhĩ có thể tự vỡ mủ chảy ra ống tai ngoài, mủ tai có thể loãng hoặc đặc, có thể màu vàng lẫn máu. Khoảng 2/3 số trường hợp VTG cấp là do vi khuẩn trong đó hay gặp nhất là phế cầu, đó cũng chính là vi khuẩn gây viêm phổi vì vậy khi điều trị phải dùng kháng sinh ngay.

+ Triệu chứng tại mũi họng

Soi hốc mũi có thể thấy niêm mạc mũi sưng nề, đỏ, tăng tiết dịch có thể thấy dịch viêm, mủ trong hốc mũi, vòm họng.

Soi vòm: Trần vòm có tổ chức VA thường quá phát gây hạn chế thông khí, che lấp cửa vòi nhĩ, gây tắc vòi nhĩ và nghe kém.

+ Chức năng thính giác giảm

Đo chức năng nghe: Thính lực giảm khoảng 35-40 Db, kiểu dẫn truyền.

Đo nhĩ lượng: thấy nhĩ đồ bệnh lý kiểu C.

Đây là các phép đo khách quan có thể đánh giá được mức độ tắc vòi tai, mức độ mủ trong tai giữa.

( Thăm khám tai mũi họng cho trẻ tại khoa Khám bệnh)

Điều trị VTG cấp ở trẻ em

– Tùy giai đoạn của VTG mà việc điều trị sẽ khác  nhau. VTG cấp được chia làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn xung huyết`: Điều trị viêm nhiễm ở vùng mũi họng.

Giai đoạn ứ mủ: Trích rạch màng nhĩ dẫn lưu khi điều trị nội khoa không có kết quả.

+ Giai đoạn vỡ mủ: làm thuốc tai (dẫn lưu mủ, làm sạch mủ).

+ Các sai lầm khi điều trị VTG ở trẻ em

+ Nhỏ  oxy già: làm bong lớp biểu bì bảo vệ trên da ống tai, làm chậm quá trình lành vết thương thậm trí có thể gây chít hẹp ống tai ngoài gây ảnh hưởng đến sức nghe.

+ Thổi thuốc tai hoặc tự ý rắc kháng sinh vào tai trẻ: Trường hợp này rất nguy hiểm do những tá dược trong thuốc sẽ gây bít tắc dẫn lưu dịch dẫn đến tình trạng dịch viêm không được dẫn lưu ra ngoài sẽ phá hủy ra phần xương chũm  của tai giữa gây viêm xương chũm, thậm chí gây biến chứng nội sọ. Đồng thời làm cho khi khám bác sĩ rất khó đánh giá tình trạng tai bệnh do không quan sát được màng tai.

Phòng bệnh

–  Không xì mũi bằng cách bịt cả hai lỗ mũi.

– Điều trị triệt để viêm mũi họng, viêm mũi xoang, viêm VA…

– Khám màng nhĩ bắt buộc khi có viêm mũi họng, viêm VA.

– Viêm mũi họng : xịt nước muối sinh lý,nhỏ mũi…

Bác sĩ:  Đinh Thị Thùy khoa Khám bệnh – BVSN tỉnh Ninh Bình

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *