Bệnh viêm kết mạc ở trẻ em

Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là bệnh viêm kết  mạc cấp, đây là bệnh phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi thời gian trong năm. Bệnh thường gặp nhất vào mùa đông xuân và mùa hè . Đây là bệnh lành tính, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ biến chứng khoảng 20% chủ yếu là viêm giác mạc.Đặc biệt là ở trẻ em rất dễ bị biến chứng do dụi mắt và vệ sinh mắt không triệt để. Nếu không điều trị kịp thời có thể để lại sẹo giác mạc, gây giảm thị lực.

1.Nguyên nhân:

 Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra. Nhóm vi khuẩn thường gặp là Haemophilus influenzae …Nhóm vi rút bao gồm Adeno và Entrro..  Đặc biệt, ngay cả khi đã khỏi, bệnh nhân vẫn có thể lây cho người khác trong vòng 1 tuần tiếp theo

2.Cách lây lan:

Viêm kết mạc cấp chủ yếu lây lan bằng đường tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch tiết ở mắt .Nguyên nhân khiến cả gia đình đều bị đau mắt đỏ là do khâu phòng bệnh chưa tốt. Nhiều người dù rửa mắt nhỏ thuốc cho con, khi nước mắt trẻ chảy vào chăn ga gối thì cũng không thay mà cả gia đình vẫn ngủ và dễ lây lan

Đường lây thứ hai là qua hơi thở và nước bọt  ở trẻ bị bệnh như hôn, nói chuyện quá gần, ho, hắt hơi không che miệng hoặc mang khẩu trang

Bệnh không lây qua việc nhìn vào mắt bệnh nhân, vì vậy việc đeo kính chỉ giúp người bệnh bớt chói mắt, bụi bặm và khó chịu chứ không ngăn chặn được sự lây lan như dân gian thường quan niệm trước đây.

( Đo thị lực bằng máy đo tự động )

3.Triệu chứng:

Trẻ có cảm giác mắt bị cộm, bị rát như có bụi ở trong mắt do kết mạc bị viêm và phù.

Chảy nước mắt và có nhiều rỉ, có khi sáng ngủ dậy rỉ làm mi mắt dính chặt

Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ , nổi hạch trước tai

4 . Cách phòng bệnh và điều trị bệnh:

Điều trị bệnh

 Khi mắc bệnh gia đình cần đưa trẻ  đến các cơ sở y tế chuyên khoa về mắt để kiểm tra và thăm khám. Tuyệt đối không mua thuốc về uống hay nhỏ mắt cho trẻ vì có thể gây nên những phản ứng có hại.

Một số cách chăm sóc trẻ khi bị đau mắt đổ tại nhà:

Thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9%. Mỗi ngày nên rửa mắt 5-6 lần bằng nước muối sinh lý cho trẻ

Khi trẻ bị đau mắt đỏ cần phải cho trẻ nghỉ học vừa để tránh lây lan cho trẻ khác vừa để cho mắt được nghỉ ngơi

Tuyệt đối không xông lá trầu cho trẻ. Làm thế sẽ gây sưng đau mắt nhiều hơn thậm chí có thể gây bỏng giác mạc

Cách phòng bệnh

Cách ly tránh tiếp xúc với người bị bệnh.

Đeo kính khi đi đường để tránh bụi, tra nước muối sinh lý để rửa mắt.

 Dùng riêng cốc uống nước, khăn và chậu rửa mặt.

 Rửa tay kỹ và thường xuyên với xà phòng sát khuẩn và nước rửa tay.

Bác sĩ: Đinh Thị Phương Thảo Khoa Khám bệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *